Demon Kingdom - Manga world
Demon Kingdom - Manga world

Demon Kingdom - Manga world

Sân chơi của những người yêu thích truyện tranh, vẽ vời và tiểu thuyết - Playground of those who love comics, drawings and novels
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpToken shop
Tên: lamdieulamchuyen_9x (2311)
Số Bài Post :2311 Số bài - 20%
Tên: mitxink (1296)
Số Bài Post :1296 Số bài - 11%
mitxink (1296)
Tên: Akita (1226)
Số Bài Post :1226 Số bài - 10%
Akita (1226)
Tên: chitchit_171 (1171)
Số Bài Post :1171 Số bài - 10%
chitchit_171 (1171)
Tên: ptngan1311 (1104)
Số Bài Post :1104 Số bài - 9%
ptngan1311 (1104)
Tên: thanhloan (1050)
Số Bài Post :1050 Số bài - 9%
thanhloan (1050)
Tên: JungMin (945)
Số Bài Post :945 Số bài - 8%
JungMin (945)
Tên: Aragon (924)
Số Bài Post :924 Số bài - 8%
Aragon (924)
Tên: Myst Vearn (888)
Số Bài Post :888 Số bài - 8%
Myst Vearn (888)
Tên: Heomaptiensinh (833)
Số Bài Post :833 Số bài - 7%
Các bài gửi mới nhất Reload
JungMin
đây là công chúa
Đang tải dữ Liệu
thanhloan
sdfdgghfhhg
Đang tải dữ Liệu
JungMin
ptngan1311
lamdieulamchuyen_9x
lamdieulamchuyen_9x
[Cuộc thi tháng] - Kỳ 1
Đang tải dữ Liệu
nhathao16021996
Ta cũng up tranh :3.
Đang tải dữ Liệu
randy_ran
-->


Hướng tới sự chuyên nghiệp cho truyện tranh ViệtXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
25/10/12, 08:13 pm

Hướng tới sự chuyên nghiệp cho truyện tranh Việt Vide
mitxink
mitxink

Quỷ Đại Vương

Tài Sản của mitxink
Thông tin thành viên :
Click !


Shop Avatar

Bài gửiTiêu đề: Hướng tới sự chuyên nghiệp cho truyện tranh Việt

Truyện tranh là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ em. Nhiều bộ truyện tranh Việt đã nuôi dưỡng tính cách đẹp và lối sống lý tưởng cho không biết bao nhiêu thế hệ trẻ em đã thành người lớn bây giờ.

Thế nhưng, những họa sĩ vẽ truyện tranh Việt từ trước đến nay thường đến với công việc vẽ truyện tranh một cách rất tình cờ. Và cũng có những họa sĩ chỉ vẽ một vài tập truyện rồi chuyển hướng sang vẽ minh họa hay sáng tác hội họa. Liệu có phải nghề vẽ truyện tranh ở Việt Nam chưa thực sự được đánh giá cao? Và giá trị hữu ích của truyện tranh ở Việt Nam chưa thực sự được xem trọng?

Tháng 6/2012, thế hệ đầu tiên của lớp vẽ truyện tranh – trường Đại học Mỹ Thuật Tp.HCM tốt nghiệp. Đó thực sự là một tín hiệu khả quan ban đầu cho truyện tranh Việt khi có hướng đào tạo chuyên nghiệp cho những họa sĩ vẽ truyện tranh ở Việt Nam. Nhân sự kiện đó, TTV đã có buổi trò chuyện cùng Họa sĩ Nguyễn Trung Tín, hiện đang là Phó hiệu trưởng trường Đại học Mỹ Thuật Tp.HCM.

Hướng tới sự chuyên nghiệp cho truyện tranh Việt NTT


TTV: Việc trường Đại học Mỹ Thuật Tp.HCM quyết định sáng lập khoa Minh họa – Truyện tranh, anh có thể cho biết khởi sự như thế nào không? Theo anh, đâu là lý do khiến Truyện tranh Việt khó phát triển?


HS.Nguyễn Trung Tín: Xã hội thực sự có nhu cầu về truyện tranh nhưng Việt Nam lại chưa có đội ngũ họa sĩ được đào tạo chuyên nghiệp về vẽ truyện tranh. Hơn nữa, họa sĩ Việt Nam lại luôn nhận định hội họa mới là sang trọng, hơn hẳn những thể loại vẽ khác như vẽ truyện tranh. Đó cũng là lý do mà trường Đại học Mỹ Thuật Tp.HCM sáng lập khoa Minh họa – Truyện tranh. Năm nay đã có 10 sinh viên tốt nghiệp khoa vẽ truyện tranh. Dù chưa nhiều, nhưng việc đào tạo của trường cũng đã góp phần cung ứng nhân sự cho sự phát triển của truyện tranh Việt.

Ngoài nguyên do chúng ta chưa có đội ngũ họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp ra, còn một nguyên do khác mà theo tôi khó tìm ra giải pháp để truyện tranh Việt thật sự phát triển, đó chính là đầu ra. Dân tộc mình chưa coi trọng truyện tranh như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Bỉ… Đã thế, giá thành truyện tranh Việt Nam lại quá rẻ. Đó cũng là những lý do khiến truyện tranh Việt khó phát triển.

TTV: Hiện tại, chúng ta chỉ đang hướng vào truyện tranh thuần túy, trong khi theo cách của các nước Nhật, Mỹ,… thì truyện tranh là khởi điểm cho những mục đích kinh doanh sau đó như sản xuất phim, đồ chơi mô hình, coslay v.v … Các nước bạn đã biết tận dụng lợi nhuận thu hoạch được từ đấy để nuôi dưỡng truyện tranh. Anh nghĩ sao về thị trường này?[i]


HS. Nguyễn Trung Tín: Việt Nam hiện nay thực sự chưa có thị trường truyện tranh Việt. Muốn truyện tranh Việt phát triển, chúng ta phải xây dựng được thương hiệu và thương hiệu đó phải phát triển được trong một thời gian dài, không phải chỉ một, hai năm, mà ít nhất cần tới 5 năm. Vì thế để tạo ra được thị trường truyện tranh Việt, chúng ta cần nhiều tác phẩm truyện tranh Việt có thương hiệu.

Hướng tới sự chuyên nghiệp cho truyện tranh Việt PA220003


TTV: Nhật Bản dù đã tạo ra được làn sóng đam mê manga trên toàn thế giới, song họ vẫn lập nên ban nghiên cứu truyện tranh các nước trên thế giới với thành viên là các giáo sư rất nổi tiếng. Việt Nam thực sự chưa có một nền truyện tranh, nhưng họ vẫn cử người sang để nghiên cứu truyện tranh Việt. Được biết họ còn cử người nghiên cứu cả truyện tranh Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin,… mặc dù nền truyện tranh ở các nước này cũng chỉ mới được đầu tư. Vậy đứng trên quan điểm của một người đào tạo, anh nghĩ sao về công tác nghiên cứu của họ?

HS. Nguyễn Trung Tín: Người Nhật rất ham học hỏi và họ không ngại bắt chước, như chuyện họ dựa thiết kế tháp Eiffel để thiết kế tháp Tokyo vậy. Đó là điểm đặc biệt của người Nhật, và chính điều đó khiến họ phát triển.

Người Việt chúng ta thì khác hẳn, chúng ta cứ băn khoăn về chuyện thế giới đã làm được thế này thế kia, mà không bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta không thể như họ được. Truyện tranh Việt gần như là chỉ có một vài cá nhân, một vài người làm một vài cuốn truyện. Đó không phải là nền tảng, càng không thể coi là một phong cách. Điều cần thiết nhất bây giờ là phải làm ra được một cái gì đó. Dù hay hay không cũng phải làm, phải làm cho ra rồi mới bàn tới được, ít ra cũng phải vài ba chục tác phẩm hay vài trăm truyện thì mới có cái để bàn. Bản sắc chỉ có khi chúng ta làm ra được tác phẩm. Khi có những điểm thống nhất, những điểm tương đồng, chúng ta mới có thể đề ra những phương hướng khả thi để phát triển hay giữ gìn truyện tranh Việt.



TTV: Trước đây, cả hai trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Tp HCM đều do người Pháp xây dựng nên lớp họa sĩ thời ấy ảnh hưởng phong cách vẽ châu Âu. Trong khi đó các bạn trẻ sinh sau năm 1980 do tiếp cận nhiều với phong cách vẽ manga của Nhật nên thích lối vẽ châu Á. Nhưng khi phê bình và nhìn nhận tác phẩm của nhau, chúng ta chỉ dựa vào sự nhận định cảm tính của mình. Theo anh, vấn đề này có làm ảnh hưởng đến sự phát triển của truyện tranh trong tương lai không?

HS. Nguyễn Trung Tín: Ý này cũng đúng. Trước 1954 thì hội họa ảnh hưởng Pháp, kể cả ảnh hưởng comic Pháp. Nhưng hồi đó comic không rẻ nên không phổ biến nhiều, chỉ lưu truyền trong giới có tiền. Cho đến sau này, ngoài Bắc mới bắt đầu phát triển truyện tranh và trào lưu truyện tranh có từ đó.

Trước 1975, chúng ta chưa biết gì nhiều về truyện tranh. Sau giải phóng, vào những năm 80 mới nảy sinh nhu cầu đọc truyện tranh. Sau năm 1990 thì có Superman, truyện tranh của Mỹ, rồi bắt đầu những tạp chí truyện tranh ra đời, nhưng người vẽ lại không có, vì lúc đó chưa ai quan tâm truyện tranh cả.


Hướng tới sự chuyên nghiệp cho truyện tranh Việt PA220023


Đến năm 1990 thì manga chưa mạnh như bây giờ, không chỉ ở Việt Nam mà thế giới biết đến cũng rất ít. Năm 1991, anh Nguyễn Thắng Vu (Nguyên là Giám đốc – Tổng biên tập NXB Kim Đồng từ năm 1988 - 2002, là Chủ tịch thường trực Hội đồng bảo trợ Quỹ hỗ trợ giáo dục dành cho trẻ em Việt Nam mang tên Doraemon) đã quyết định đưa Đôrêmon vào Việt Nam.

Trong bài giảng của tôi cho sinh viên có cả comic, manga và sự khác nhau của hai phong cách này. Người Mỹ, Pháp, Bỉ… vốn thích comic hơn manga vì cốt truyện của comic rất công phu, nét vẽ hoàn chỉnh, trau chuốt hơn. Manga thì chú ý đến họa hình nhiều. Nhưng vấn đề thích hay không thích còn tùy người đọc. Thực ra mỗi thế hệ có một cái thích riêng. Bây giờ trên thế giới, người ta không phân biệt comic và manga mà có xu hướng phát triển graphic novels.



TTV: Theo anh thì sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước có cần thiết cho đầu ra của truyện tranh nước nhà hay không?

HS. Nguyễn Trung Tín: Nếu muốn truyện tranh Việt phát triển mà chỉ nghĩ tới sự quan tâm của nhà nước thôi thì không ổn, vì chẳng có quốc gia nào hỗ trợ cho truyện tranh cả. Ngẫm lại, chỉ có một quốc gia duy nhất đã làm chuyện đó thì lại không tồn tại nữa, đó là Liên Xô. Các truyện tranh của Liên Xô rất đẹp, làm rất tốt, thậm chí truyện tranh Liên Xô ngày xưa làm là những tác phẩm do họa sĩ nổi tiếng vẽ. Vấn đề là nhà nước sẽ hỗ trợ gì bây giờ? Bao nhiêu cho đủ? Và hỗ trợ như thế nào? Vì thế chúng ta đừng đặt nặng vấn đề hỗ trợ của nhà nước quá.


Hướng tới sự chuyên nghiệp cho truyện tranh Việt 298893

TTV: Khi Mỹ đầu tư xây dựng công viên Disneyland thành công tại Trung Quốc, Trung Quốc đã nghĩ ngay đến chuyện phải tạo ra một nhân vật có thể vượt qua được chú chuột Mickey. Hiện tại, họ đã thành công bước đầu khi đầu tư hình ảnh chú cừu trong loạt phim hoạt hình & truyện tranh Cừu Vui Vẻ và Sói Xám. Họ lập nên nhóm họa sĩ chuyên trách hình ảnh nhân vật này cùng chiến lược trình chiếu liên tục trên đài truyền hình cho trẻ em xem ngay dịp năm mới. Không chỉ thế, họ còn đầu tư mạnh vào ngành mỹ thuật, tài trợ cho 300 sinh viên mỗi năm nhằm tạo ra những giá trị về sau. Việc làm đó cho thấy sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo nước họ về lĩnh vực truyện tranh, phim hoạt hình. Đối với nước mình, theo anh, có cần ai đó đưa ra vấn đề này hay không?

HS. Nguyễn Trung Tín: Tôi nghĩ thời điểm này chưa nên. Không chỉ nước ta mà kể cả châu Âu cũng không thể nào cạnh tranh được. Vấn đề cạnh tranh như thế ở Việt Nam, tôi nghĩ không thành công vì chúng ta đã làm gì để có cái cạnh tranh chưa?

Theo tôi, tại sao chúng ta lại tập trung vào một nhân vật, trong khi Việt Nam có thể nói là một nước thiếu thốn đủ điều, chưa đến lúc đi đầu tư cho truyện tranh. Việc trông chờ vào cấp lãnh đạo là không nên, thời gian chờ đợi là phí phạm. Là họa sĩ mà không vẽ thì không phải là họa sĩ, cũng như đã làm về truyện tranh mà không xuất bản truyện tranh thì đừng làm, sao cứ phải trông chờ nhà nước. Đầu tư thì phải đầu tư thế nào cho đủ, ngay cả một nước như Pháp họ cũng không đầu tư vào truyện tranh.

Trong hoàn cảnh này, nhiều nhà xuất bản cùng in, nhiều họa sĩ cùng vẽ, nhiều công ty cùng làm… thì mới tạo được thị trường truyện tranh thuần Việt. Khi tạo được thị trường rồi thì lúc đó tự khắc nó phát triển. Còn bây giờ chỉ 1-2 đơn vị thì chúng ta làm được gì? Muốn phát triển, tôi nghĩ phải có sự liên kết với nhau.



TTV: Anh nghĩ sao khi có những quan điểm cho rằng đọc truyện tranh nhiều sẽ giết chết trí tưởng tượng?

HS. Nguyễn Trung Tín: Quan điểm ấy rất phi lý. Nếu bảo vậy thì tại sao chúng ta lại xem phim? Thực ra loại hình này sẽ không thể nào thay thế loại hình kia được. Như khi nhiếp ảnh ra đời, người ta nói đó là ngày tàn của hội họa. Nhưng thực tế khi nhiếp ảnh ra đời, hội họa cực kỳ phát triển. Nhiếp ảnh khiến hội họa nhận ra rằng thế giới này còn cách nhìn khác mà loại hình kia không thể thể hiện được.



TTV: Có những phụ huynh cấm tiệt trẻ em không được xem truyện tranh, anh nghĩ sao về chuyện này?

HS. Nguyễn Trung Tín: Tôi nghĩ vấn đề ở chỗ là truyện tranh gì. Nếu truyện tranh hay thì nên mua về, trẻ sẽ có ý thức văn hóa sâu đậm hơn. Người lớn cứ quan điểm thế này, thế nọ, nhưng điều quan trọng nhất là người lớn đã làm gương cho con trẻ như thế nào.

Anh muốn con anh nên người thì anh phải là một tấm gương mẫu mực. Truyện tranh chẳng liên quan gì, chẳng qua là anh không dạy được con anh nên người thì anh đổ thừa cho truyện tranh. Đấy là sự thật.

Những ông bố cứ trách con lười đọc thế này thế kia, mà sao không tự hỏi chính mình sao không chịu đọc thêm sách. Anh muốn con đọc thì anh phải đọc cái đã.





TTV: Hiện trường đã có một lớp vẽ truyện tranh, được biết vài năm nữa sẽ có một khoa riêng. Anh có thể chia sẻ dự định này không?

HS. Nguyễn Trung Tín: Tôi đang làm thủ tục để sang năm sẽ có mã ngành riêng. Thời gian đào tạo là 5 năm. Hai năm đầu sinh viên sẽ được học cơ bản tất cả các môn, kiến thức chung về đồ họa. Sau đó sẽ được học về minh họa sách như truyện thiếu nhi, rồi đến comic và manga …

Xét thấy xã hội có nhu cầu nên trường mới mở lớp vẽ truyện tranh, nhưng khó khăn bước đầu là chưa xác định rõ được nội dung giảng dạy. Rất may trường có một số giảng viên du học từ Mỹ về và truyền đạt được phương pháp nội dung. Việc mời giáo sư nước ngoài về giảng dạy thì không đủ điều kiện, muốn làm được điều này trường cần có đơn vị tài trợ.



TTV: Vâng. TTV cám ơn anh rất nhiều vì cuộc trò chuyện. Và mong rằng những phương hướng, đường lối về đào tạo họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp, những chính sách hỗ trợ cho đầu ra,… sẽ là giải pháp đúng đắn để truyện tranh Việt thực sự phát triển hơn.

Ban biên tập Truyện Tranh Việt thực hiện



Hướng tới sự chuyên nghiệp cho truyện tranh Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Demon Kingdom - Manga world :: Nhà Kho :: Lưu Trữ :: tin tức truyện tranh :: truyện tranh việt-