Demon Kingdom - Manga world
Demon Kingdom - Manga world

Demon Kingdom - Manga world

Sân chơi của những người yêu thích truyện tranh, vẽ vời và tiểu thuyết - Playground of those who love comics, drawings and novels
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpToken shop
Tên: lamdieulamchuyen_9x (2311)
Số Bài Post :2311 Số bài - 20%
Tên: mitxink (1296)
Số Bài Post :1296 Số bài - 11%
mitxink (1296)
Tên: Akita (1226)
Số Bài Post :1226 Số bài - 10%
Akita (1226)
Tên: chitchit_171 (1171)
Số Bài Post :1171 Số bài - 10%
chitchit_171 (1171)
Tên: ptngan1311 (1104)
Số Bài Post :1104 Số bài - 9%
ptngan1311 (1104)
Tên: thanhloan (1050)
Số Bài Post :1050 Số bài - 9%
thanhloan (1050)
Tên: JungMin (945)
Số Bài Post :945 Số bài - 8%
JungMin (945)
Tên: Aragon (924)
Số Bài Post :924 Số bài - 8%
Aragon (924)
Tên: Myst Vearn (888)
Số Bài Post :888 Số bài - 8%
Myst Vearn (888)
Tên: Heomaptiensinh (833)
Số Bài Post :833 Số bài - 7%
Các bài gửi mới nhất Reload
JungMin
đây là công chúa
Đang tải dữ Liệu
thanhloan
sdfdgghfhhg
Đang tải dữ Liệu
JungMin
ptngan1311
lamdieulamchuyen_9x
lamdieulamchuyen_9x
[Cuộc thi tháng] - Kỳ 1
Đang tải dữ Liệu
nhathao16021996
Ta cũng up tranh :3.
Đang tải dữ Liệu
randy_ran
-->


Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
30/11/12, 07:27 pm

Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp  Vide
mitxink
mitxink

Quỷ Đại Vương

Tài Sản của mitxink
Thông tin thành viên :
Click !


Shop Avatar

Bài gửiTiêu đề: Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp



VẼ VÀ ĐI NÉT

- TRUYỆN TRANH -

I. MỘT SỐ KỈ NĂNG CẦN CÓ CỦA MỘT HỌA SĨ:

Sau đây là một số kỉ năng mà các họa sĩ cần phải có khi muốn làm một họa sĩ truyện tranh.

• Họa sĩ chính:

- Nắm rõ kiến thức về bố cục trong truyện tranh.

- Có khả năng tạo hình nhân vật theo mô tả của kịch bản.

- Vẽ được nhân vật ở tất cả các góc nhìn khác nhau.

- Tạo phục trang và những đạo cụ cần thiết trong truyện.

- Nắm vững kỉ thuật vẽ phối cảnh.

- Hiểu rõ sự tương tác của ánh sáng lên bối cảnh và nhân vật.

- Và quan trọng nhất là diễn xuất được, từ hành động cho đến cảm xúc của nhân vật.

• Họa sĩ phụ:

- Có khả năng tạo hình bối cảnh.

- Tạo phục trang và đạo cụ cho nhân vật.

- Nắm vững kỉ thuật vẽ phối cảnh.

• Họa sĩ làm nét:

- Nắm vững kỉ thuật đi nét cho nhân vật và bối cảnh.

* Những cuốn sách dạy những kỉ năng này gần như đã có trên thị trường. Nhưng các bạn nên cố gắng học hỏi thêm từ Phim ảnh, Manga hay Comic và tìm ra phong cách riêng cho mình.

II. PHÂN CẢNH KỊCH BẢN:

Công việc này thường do họa sĩ chính đảm nhiệm. Nó có màu sắc như là công việc của một đạo diễn điện ảnh.

1. KIẾN THỨC:

• Định lượng thời gian, tiết tấu, trọng lượng và trọng tâm của từng trang truyện:

Dựa trên kịch bản trong 1 trang, ta định lượng về thời gian nhằm tạo tiết tấu nhanh, chậm cho câu chuyện bằng cách chọn hình ảnh đó có khung to, nhỏ khác nhau.

- Khung to thì tạo tốc độ chậm, nhỏ thì nhanh nhưng vẫn còn một vấn đề nữa tạo nên nhịp điệu của câu chuyện đó là bố cục: Mảng to, mảng nhỏ, nét nhiều, nét ít, nét xiên và nét thẳng.

- Khung ngang thì tạo tốc độ chậm, khung dọc thì tạo tốc độ nhanh, khung vuông thì ổn định và nhấn, khung có càng nhiều đường viền xéo thì tốc độ truyện càng nhanh và động.

- Khi đọc một trang kịch bản, bạn nên có kí hiệu riêng để ánh dấu các khung. VD: Khung đỉnh dấu *, khung lớn chữ L, khung trung bình chữ T, khung nhỏ chữ N. Còn khung có nhiều đường viền xéo hay không thì không cần thiết vì khi vẽ ta sẽ dựa trên kịch bản mà tính toán điều này.

* Và các bạn nên lưu ý, trong một trang truyện tranh hiện đại thường có một khung đỉnh.

• Hướng nhìn:

Hướng nhìn có tác dụng tạo tiết tấu, cảm xúc cho từng hình ảnh và đây là một kỉ năng rất quan trọng của họa sĩ truyện tranh.

- Hướng nhìn thì có 1 là: Những hướng nhìn trực diện, nhìn nghiêng trước, nghiêng hoàn toàn, nghiêng sau, nhìn hoàn toàn từ phía sau.

- Và 2 là Hướng nhìn ngang, nhìn xéo lên, xéo xuống và trong này thì có xéo nhiều hay xéo ít.

1 và 2 là hai mảng có thể phối hợp với nhau. VD: Hướng nhìn trực diện xéo lên, nhìn trực diện xéo xuống. Hướng nhìn nghiêng xéo lên, nhìn nghiêng xéo xuống.

Mảng 1:

- Nhìn trực diện: Có tác dụng tạo sự phơi bày, chân thật, đối đầu và chấp nhận của bối cảnh hoặc nhân vật về cảm xúc, tốc độ và ý nghĩa.

- Nhìn nghiêng trước: Tạo sự thỏa hiệp, sự khiêm tốn, lãng mạn, hướng về một điều gì đó… Cảm xúc, tốc độ và ý nghĩa sẽ nhẹ hơn góc nhìn trực diện.

- Nhìn từ phía sau: Tạo sự bí mật, từ chối, tránh né, dấu giếm và phủ nhận.

- Nhìn nghiêng từ phía sau thì có trọng lượng, tiết tấu và cường độ nhẹ hơn nhìn hoàn toàn từ phía sau.

- Nhìn nghiêng hoàn toàn: Có tính chất trung hòa giữa nhìn trực diện và nhìn từ phía sau.

Mảng 2:

- Nhìn xéo lên: Mang tính tích cực, lạc quan, rộng mở…

- Nhìn ngang: thì trung bình.

- Nhìn xéo xuống: Mang tính tiêu cực, bi quan, thu hẹp…

Ngoài hai mảng trên còn có một kỉ xảo hỗ trợ đó là: nghiêng hướng nhìn, giống như nghiêng camera (đường chân trời, đường tầm mắt sẽ nghiêng đi) tạo hiệu ứng làm cho bối cảnh thì rộng mở hơn, hành động của nhân vật thì nhanh, mạnh hơn.

* Nếu các bạn phối hợp tốt và nhuần nhuyễn hai mảng trên để tạo hướng nhìn cho nhân vật và bối cảnh thì sẽ làm cho câu chuyện của các bạn giàu cảm xúc và thật hơn đối với độc giả xem nó.

• Góc nhìn:

Có 2 loại góc nhìn: Khách quan và chủ quan.

- Khách quan: có tác dụng kể chuyện, dẫn chuyện, mô tả. Tạo cảm xúc cho độc giả như đang đứng ngoài và quan sát câu chuyện.

- Chủ quan: Thì dùng cho hành động, nhập vai. Tạo cảm giác cho độc giả như đang sống và tham gia vào câu chuyện.

- Với hai góc nhìn này thì còn thêm 1 yếu tố phụ nữa là nhìn xa hay nhìn gần. Gần thì tăng cường độ, tốc độ còn xa thì giảm cường độ, tốc độ lại.

* Hai yếu tố này sẽ dẫn dắt và thu hút độc giả lúc thì như đang xem câu truyện từ bên ngoài, lúc thì như đang sống trong câu chuyện, tham gia đồng hành cùng các nhân vật của chúng ta.

• Khoảng cách:

Gồm những khoảng cách chính sau đây: Toàn cảnh, trung cảnh và cận cảnh. Nhưng trong này cũng có những cấp độ khác nhau là: Rộng, trung bình và hẹp.

- Toàn cảnh rộng: VD như mô tả cả một thành phố, cả một thôn làng với rừng núi, sông ngòi vây quanh. Hay nhân vật thì nhân vật đang đứng giữa một khu phố rộng lớn hay giữa một cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

- Trung toàn: Thì mô tả một con đường. Còn về nhân thì nhân vật đang đi trên đường với mọi người xung quanh. Khoảng cách của nhân vật với lề khung bên trên hay bên dưới gần bằng chiều cao của nhân vật.

- Toàn cảnh hẹp: Thì mô tả một góc phố hoặc một ngôi nhà. Còn nhân vật thì sẽ vừa lọt toàn thân trong khung, khoảng cách với lề khung truyện chỉ một ít.

- Trung cảnh: Với sự mô tả một nữa ngôi nhà, một nữa người nhân vật.

- Cận cảnh rộng: Cánh cửa ngôi nhà, một bình hoa, một chiếc đồng hồ, một màn hình máy tính. Còn nhân vật thì từ giữa ngực lên.

- Cận cảnh: Thì Một nữa bình hoa, một góc màn hình. Nhân vật thì chỉ khuôn mặt.

- Cận cảnh hẹp (hay còn gọi là đặc tả, close – up). Thì một bông hoa, kim đồng hồ, vài chữ trên màn hình máy tính. Còn nhân vật thì chỉ tả hoặc mắt, hoặc miệng, hoặc bàn tay, bàn chân.

Tóm lại: Toàn cảnh dùng để miêu ta nhân vật trong bối cảnh. Trung cảnh miêu tả hành động của nhân vật. Còn cận cảnh thì dùng miêu tả cảm xúc nhân vật.

* Các khoảng cách khác nhau có tác dụng mô tả khác nhau và nó tạo nên tiết tấu, cảm xúc khác nhau cho câu truyện. Nhìn càng xa thì câu truyện càng chậm và cảm xúc càng nhẹ còn nhìn càng gần thì tiết tấu càng nhanh và cảm xúc càng mạnh. Các bạn nên dùng những chữ viết tắt để định khoảng cách cho từng khung truyện.

Kiến thức để phối hợp 3 yếu tố trên thì nhiều và dài lắm. Nhưng những gì tôi trình bày trên đã là cơ bản. Sự phối hợp nó thì các bạn hãy tự luyện tập và nghiên cứu thêm từ truyện tranh, chụp hình và phim ảnh nhé.

• Một số thủ thuật khác:

Ánh sáng hiện trường:

- Cũng có thể gọi là ánh sáng của bối cảnh như sáng, trưa, chiều, tối.

- Ánh sáng buổi sáng thì chan hòa tạo cảm giác tích cực, lạc quan. Buổi chiều hoàng hôn thì yên bình, thanh thảng. Ánh sáng của lửa đêm thì lung linh, huyền bí. Ánh sáng của tia sét trong đêm thì rùng rợn, khủng bố. Ánh trăng tỏ, trăng mờ… tất cả đều có những tác dụng tạo cảm xúc khác nhau.

Ánh sáng kỉ xảo:

- Là ánh sáng không thật, chỉ xuất hiện khi họa sĩ muốn dùng để nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật. Thường là những cảm xúc xấu và tiêu cực. Nhưng các bạn cũng lưu ý đến cường độ và hướng của ánh sáng.

* Các bạn phải nhớ tránh lạm dụng ánh sáng quá nhiều trong quá trình kể câu chuyện đấy nhé.

2. PHÂN CẢNH:

Gồm các bước sau đây.

• Bước 1:

- Trong một trang ta nên tìm khung đỉnh trước tiên, thường là khung có bối cảnh quan trọng hay khung miêu tả nhân vật có cảm xúc mạnh. Nói chung là khung mang nội dung quan trọng nhất của trang.

- Tiếp theo ta tìm và đánh dấu các khung trung bình và nhỏ, khung có hình ảnh quan trọng hơn thì sẽ to hơn.

• Bước 2:

Chọn khoảng cách cho hình ảnh trong khung: Toàn cảnh, trung cảnh hay cận cảnh.

• Bước 3:

Chọn hướng nhìn và góc nhìn cho hình ảnh trong khung, một số lưu ý và hiệu ứng cho hình ảnh.

VD: Ta cần mô tả một nhân vật đang chống cằm cúi đầu ngồi thẫn thờ suy nghĩ trên ghế đá công viên, nv móc điếu thuốc mồi hút rồi và quyết định hành động. (Tôi ví dụ tất cả các hình ảnh này nằm trên 1 trang).

- Toàn cảnh: nv ngồi cúi đầu chống cằm thẩn thờ trên ghế đá công viên, trời chiều xuyên vài tia nắng, xung quanh mọi người tập thể dục nô đùa vui vẽ.

- Cận cảnh: khuôn mặt nv suy tư. Suy nghĩ của nhân vật: “Mình phải làm sao đây?”

- Trung cảnh: nv móc túi.

- Đặc tả: Tay cầm gói thuốc.

- Đặc tả: Tay bật hộp quẹt mồi điếu thuốc.

- Cận cảnh rộng: Nv phì khói thuốc nhìn trời.

- Cận cảnh, khung đỉnh, nghiêng camera: Đôi mắt nv cương quyết và quyết định. Suy nghĩ: “ Chỉ còn cách đó! ”, “ Duy chỉ cách đó mà thôi! ”.

* Các bạn nên dùng những kí hiệu hoặc những mẫu tự viết tắt để đánh dấu trên các khung.

Và các bạn nên nhớ, trong lúc phân cảnh các bạn có thể chỉnh sửa số khung trong 1 - 2 trang, có thể chuyển một số khung qua trang sau hay thêm một số khung. Bởi người sáng tạo thứ 2 của tác phẩm chính là họa sĩ.

III. TẠO HÌNH NHÂN VẬT:

Trước khi bắt tay vào vẽ truyện, các bạn phải tạo hình tất cả các nhân vật chính trước, sau đó là một vài nhân vật phụ, nhân vật quần chúng.

Tạo hình phải bật ra được tính cách và hoàn cảnh của từng nhân vật. Các bạn nên vẽ trước một số trang lót cho quen tay và tạo cảm xúc quen thuộc với các nhân vật của bộ truyện.

* Những tài liệu này trên thị trường hiện bán rất nhiều.

IV. TẠO HÌNH BỐI CẢNH VÀ CHUẨN BỊ TƯ LIỆU:

• Tạo hình bối cảnh:

Các bạn phải tạo hình một số bối cảnh quan trọng hay có trong truyện. VD: Nơi ở của nhân vật chính, nơi các sự kiện trong truyện hay xảy ra… càng nhiều càng tốt.

• Chuẩn bị hình ảnh tư liệu:

Nếu là truyện xã hội, hiện thực thì nên chuẩn bị một số hình ảnh chụp làm tư liệu. VD: Đường phố, trường học, công viên…

Ngoài ra còn phải có hình ảnh một số vật dụng, đạo cụ. VD: Xe đạp, xe máy, súng ống, máy hình…

V. SƠ PHÁT:

1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN:

• Bố cục hình ảnh trong 1 khung:

Tôi sẽ nói sơ qua một vài quy tắc cơ bản, các bạn nên tìm hiểu thêm qua sách dạy chụp hình và mỹ thuật.

Bố cục thì có bố cụ cân bằng và bố cục lệch.

Một quy tắc cực kì quan trọng mà các bạn luôn phải nhớ đó là “quy tắc chia 3”. Khung truyện ta kẽ 3 đường dọc chia đều thành 3 phần dọc bằng nhau và kẽ 3 đường ngang chia đều thành 3 phần ngang bằng nhau. Ô chính giữa sẽ là ô chứa những trọng tâm, những hình ảnh quan trọng.

Trên một bức hình thì hình ảnh trọng tâm, quan trọng và được chú ý sẽ lần lượt theo thứ tự sau:

- Những vật thể động thì hơn vật thể bất động.

- Vật thể động thì động vật hơn cơ khí.

- Với động vật thì động vật nào lớn hơn sẽ thu hút hơn.

- Nhưng giữa động vật và con người thì con người lại hơn.

- Và trong con người thì khuôn mặt đứng đầu, sau là đến mái tóc và hình vóc.

- Trong khuôn mặt thì gây chú ý nhất là đôi mắt và sau là đến miệng.

• Bố cục khung:

Khung truyện thì trên 1 trang thường có từ 2 đến 10 khung, mức trung bình là 4 – 5 khung.

Các bạn nên tập làm quen cách chia khung bằng cách thử chia các khung theo trang truyện có 2 cho đến trang truyện có 10 khung. Với số khung càng lớn thì cách chia sẽ có càng nhiều.

VD: Trang 3 khung thì có 6 cách chia khác nhau. Còn 4 khung thì đến trên 18 cách chia. Và trang truyện có 5 khung thì tính không nổi rồi.

* Khi các bạn đã quen với cách chia khung thì dù kịch bản phân cảnh có rắc rối đến đâu các bạn cũng dàn dựng rất nhanh.

• Bố cục hình ảnh trong 1 trang truyện:

Trong một trang truyện, các bạn nên bố cục sao cho các tỷ lệ đầu không được bằng nhau, nhất là nhân vật chính, nhân vật quan trọng trong trang.

Khung đỉnh là khung quan trọng nhất do đó phải chăm chút kỉ về bố cục và mảng. Nếu vẽ toàn cảnh hay trung cảnh nhân vật thì tính hình ảnh cả nhân vật là một mảng, còn chỉ tả khuôn mặt thì phải dùng tỷ lệ đầu to nhất trong trang truyện.

• Bố cục khung và hình ảnh cho 2 trang truyện (chẳn – lẻ):

Các bạn nên lưu ý tránh một số điều dưới đây.

- Tránh đường chia khung của hai trang trùng nhau.

- Tránh tình trạng hai trang có bố cục khung giống nhau.

- Ít nhất trong hai trang phải có một khung đỉnh.

- Tránh tình trạng trùng lặp về hướng nhìn, góc nhìn và khoảng cách giữa hai trang.

- Tránh kẻ các khung xéo có các đường chéo quá đối xứng nhau.

* Lúc vẽ các bạn nên vẽ một lúc hai trang chẳn – lẽ có số thứ tự liên tiếp cùng một lúc để dễ dàng nhận ra các lưu ý trên.

• Một số loại khung thường gặp:

- Khung vuông: Thường dùng để mô tả nhân vật hoặc vật. Tạo sự ổn định và làm cho câu chuyện dừng nhịp độ, lắng lại.

- Khung ngang: Mở rộng không gian và cảm xúc, mang tính tích cực. Là khung làm nhẹ nhàng bố cục, làm chậm nhịp độ câu chuyện.

- Khung dọc: Thu hẹp không gian và cảm xúc, mang tính tiêu cực. Là khung làm bố cục ấn tượng hơn, làm nhanh nhịp độ câu chuyện.

- Khung có các viền xéo: Thường dùng cho hành động hoặc những diễn biến nhanh và đột biến của cảm xúc.

- Khung mở: Được dùng khi họa sĩ cần không gian nhiều hơn và bản thân nó sẽ gây chú ý hơn khung đứng bên cạnh.

- Nhiều khung chia cắt một cảnh hoặc một nhân vật làm tốc độ câu chuyện nhanh hơn nhưng nội dung câu chuyện thì chậm lại.

- Khung nằm trên hai trang: Là những khung mang nội dung, hình ảnh cực đỉnh của câu chuyện.

- Giữa hai khung không có 2 đường chia khung mà chỉ là 1 đường: Là loại khung miêu tả sự diễn ra đồng thời của hai hình ảnh. VD: Toàn cảnh hai người đứng đối diện nhìn nhau nhưng không thể có góc nhìn nào cho ta thấy đồng thời trực diện hai khuôn mặt. Lúc này ta sẽ dùng loại khung này.

- Khung chồng: Thường là khung nhỏ mang hình ảnh chi tiết, hoặc hình ảnh thuoc khung lớn mà khung này nằm chồng lên.

- Khung có nền bao quanh màu đen: Là khung dùng cho những đoạn Phục hiện hay Hồi tưởng.

• Kỉ thuật sử dụng những hướng nhìn, góc nhìn, khoảng cách và ánh sáng:

Có một quy tắc chung khi sử dụng các kỉ thuật trên, đó là: Sự đa dạng liên tục càng nhiều thì câu truyện của các bạn càng sinh động.

Nhưng không hẳn lúc nào câu chuyện cũng phải sinh động, bởi những đoạn lắng đọng cũng có hiệu quả truyền tải nội dung không kém. Cái chính là dùng đúng lúc.

Một câu chuyện hoặc một đoạn truyện thường thì dùng khoảng cách Toàn cảnh và góc nhìn kể chuyện để mở đầu, sau là vào trung cảnh và cận cảnh.

Nhưng điều này cũng chưa chắc vì phải theo kịch bản và ý đồ của họa sĩ lúc dàn dựng. VD: Mở đầu câu chuyện bằng hình ảnh cận cảnh hai bàn chân bước ra và sau đó là toàn cảnh nhân vật chính hùng dũng, uy phong.

Các hướng nhìn và góc nhìn đa dạng dần khi câu chuyện bắt đầu phát triển và nhân vật có cảm xúc nhiều hơn.

Ánh sáng chỉ sử dụng ở những đoạn các bạn muốn tạo cảm xúc cực đại cho người đọc. Những khung hình này sẽ là điểm nhấn về cảm xúc, tạo bước ngoặt cho câu chuyện.

* Một đạo diễn giỏi là một đạo diễn sử dụng thành thục các kỉ thuật trên. Và hãy nhớ là không đạo diễn nào giống đạo diễn nào.

2. SƠ PHÁT:

Họa sĩ dựa trên kịch bản đã được phân cảnh phát sơ cả một chap về bố cục, vị trí các nhân vật, bối cảnh và viết lời thoại. Sau đó xem, đọc lại câu chuyện và chỉnh sửa bố cục hoặc khâu dàn dựng. Khi thấy đã ổn thì chúng ta mới chuyển qua vẽ chi tiết.

• Thủ thuật chuyển từ hình ảnh thật vào trang vẽ:

Cái này thì có 2 cách.

- Thứ 1: Dùng hình chụp và lấy nét lại theo kiểu truyện tranh.

- Còn cách thứ 2 thì khó trình bày trên văn bản word quá vì phải vẽ trên giấy các bạn mới hiểu được. ***

VI. VẼ CHI TIẾT:

• Họa sĩ chính:

Vẽ chi tiết ngoại hình và diễn xuất của nhân vật. Còn về phần bối cảnh thì chỉ vẽ rõ phối cảnh, mảng miếng vì phần này họa sĩ phụ sẽ hỗ trợ dựa trên nền tảng bố cục của họa sĩ chính.

• Họa sĩ phụ:

Có thể vẽ thêm chi tiết của phục trang, đạo cụ của nhân vật và vẽ rõ bối cảnh.

VII. ĐI NÉT:

Các bạn có thể đi nét trực tiếp lên bản vẽ chi tiết sau đó rồi tẩy nét bút chì hoặc cũng có thể bạn dùng bàn đèn đi nét lại trên một tờ giấy khác.

Thường thì người ta đi nét nhân vật trước và sau đó là đi nét bối cảnh và do hai người đi nét khác nhau đảm nhiệm.

VIII NHỮNG DỤNG CỤ CẦN CÓ:

- Bàn vẽ.

- Bàn đèn đi nét.

- Giấy vẽ: giấy vẽ chì và giấy đi nét.

- Viết chì các loại và gôm tẩy dùng cho sơ phát và vẽ chi tiết.

- Bút sắt và bút kim các loại.

- Mực.

- Nếu tô màu không dùng PS thì phải có giấy TRAM của Nhật.

- Bộ thước dùng cho đi nét bối cảnh và đạo cụ.

- Máy tính và các phần mềm hỗ trợ.

- Ổ cứng rời lưu trữ dữ liệu.

* Những dụng cụ này hiện trên thị trường bán rất nhiều và đa dạng. Các bạn nên chọn những loại phù hợp với mình mà thôi chứ không cần phải đầy đủ tất cả.

TÌM, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG VÀ VIẾT KỊCH BẢN

TRUYỆN TRANH -

I. TÌM KIẾM Ý TƯỞNG:

Có rất nhiều cách để ta có thể tìm kiếm ý tưởng như:

- Tìm ý tưởng từ một nhân vật chính.

- Tìm ý tưởng từ một câu chuyện.

- Tìm ý tưởng từ một vật, sự vật, hiện tượng.

- Tìm ý tưởng từ một vấn đề xã hội.

* Còn một vài cách tìm ý tưởng đặc biệt khác, các bạn hãy tự nghiên cứu và tìm hiểu nhé.

II. PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG:

• Từ nhân vật chính:

Xây dựng một câu chuyện nhằm tôn lên năng lực, ý chí và hành trình lí tưởng của nhân vật này (VD: Bảy viên ngọc rồng, Kenshin...).

Hoặc cũng có thể là những mẫu chuyện nhỏ xoay quanh nhân vật này, đem lại sự giải trí hay tính giáo dục cho độc giả (VD: Đôraemon, Thần Đồng Đất Việt, Chú Thoòng…)

• Từ một câu chuyện:

Chúng ta dựa trên câu chuyện này mà tạo nên nhân vật chính và nhóm nhân vật hỗ trợ nhằm phát triển, giải quyết câu chuyện (VD: như những câu chuyện về trinh thám, chuyện về khám phá những huyền thoại dân gian, chuyện về ngày tận thế như…)

Hoặc những nhân vật nhằm phục vụ hay hiện thực hóa những câu chuyện nhỏ (VD: Liêu trai chí dị…)

• Từ một vật, sự vật hay hiện tượng:

Chúng ta phải xây dựng một nhân vật, một nhóm nhân vật có các tính năng dẫn dắt để phát triển câu chuyện (VD: Nói về kiếm, về những năng lực pháp thuật, về câu cá…)

Hoặc một câu chuyện trước rồi sau đó mới đến nhân vật, nhưng nhớ là câu chuyện này phải lấy vật, sự vật hay hiện tượng đã chọn làm hạt nhân và trung tâm.

• Từ các vấn đề xã hội:

Từ một vấn đề xã hội mà ta tìm nhân vật chính hoặc câu chuyện nào đó phù hợp để chuyển tải vấn đề xã hội này (VD: vấn đề tình yêu học đường…)

• Tóm lại:

Nếu về câu chuyện thì ta tìm nhân vật phù hợp, về nhân vật thì ta tìm câu chuyện.

Còn các sự vật, hiện tượng, vấn đề xã hội thì tùy vào cách tư duy, sáng tác của mỗi tác giả.

* Bất quy tắc là quy tắc chung của tất cả các nghành nghệ thuật. Nhưng bước đi đầu tiên vẫn là theo những kiến thức chuẩn đã có từ trước.

III. VIẾT KỊCH BẢN:

1. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU:

• Nhân vật:

Chúng ta phải xây dựng các nhân vật với một lí lịch đầy đủ, ngoại hình (quần áo, vật dụng…), chiều cao, cân nặng (mập, ốm). Tính cách, năng lực, sở trường và sở đoản. Những khả năng, những biểu hiện đặc biệt của nhân vật.

• Bối cảnh:

Chuẩn bị hình ảnh bối cảnh, phục trang, đạo cụ cho bộ truyện.

• Nội dung:

Định hướng phát triển, chủ đề tư tưởng mà câu chuyện mang lại cho độc giả, chuẩn bị những câu chuyện, sự kiện, tình tiết, tình huống đặc biệt mà ta chợt nghĩ ra hoặc thu nhặt đây đó qua sách báo, truyền hình, cuộc sống…

Nên ghi lại tất cả vào một cuốn sổ giống như một nhà kho chứa các vật tư xây dựng.

2. XÂY DỰNG NỘI DUNG:

• Kết cấu nội dung:

Kết cấu chung của một kịch bản dù truyện ngắn hay dài đều gồm 4 phần:

- Giới thiệu: Mở đầu câu chuyện, giới thiệu bối cảnh, giới thiệu nhân vật, bắt đầu phát triển, phát sinh các sự kiện.

- Phát triển: Phát triển câu chuyện, với các nhân vật xuất hiện đầy đủ, câu chuyện triển khai rộng ra với những khó khăn, vấn đề đối với các nhân vật chính và tiến đến mâu thuẫn đỉnh điểm…

- Cao trào: Giải quyết mâu thuẫn đỉnh điểm của câu chuyện. Cao trào thường gồm 3 đỉnh, lên cao dần và được giải quyết rốt ráo.

- Kết thúc: Kết thúc câu chuyện thì có hai cách đóng và mở. Đóng thì câu chuyện sẽ được giải quyết và dừng hoàn toàn còn mở thì có thể viết tiếp những phần tiếp theo, nhằm phục vụ nhu cầu yêu mến của độc giả hay yêu cầu của nhà phát hành.

• Xây dựng đường dây nội dung câu chuyện:

Cũng gồm 4 phần như đã nói ở trên, nhưng ở đây sẽ được biểu hiện bằng những sự kiện, tình tiết lớn.


Khi xây dựng đường dây cho cả bộ truyện, có thể ta chỉ cần xây dựng từ phần giới thiệu cho đến một phần của phần phát triển, phần còn lại sẽ phát sinh trong quá trình sáng tác.

VD: Chúng ta có ý tưởng về một câu chuyện tình yêu giữa A và B thì đường dây sẽ là.

Giới thiệu:

- A là học sinh lớp 12 trường Lê Quý Đôn, cậu ta là một con người hư hỏng, cá biệt của trường.

- B là một cô học sinh ở tỉnh lẻ mới chuyển vào trường và cùng lớp với A. Cô là một con người ngoan hiền và học giỏi.

Phát triển:

- Hai người đã va chạm và sinh ra mâu thuẫn.

- Rồi đến kì thi học kì đến, cô giáo yêu cầu B kèm A học tập, và các tình huống mâu thuẫn càng nâng cao.

- Rồi dẫn đến một hiểu lầm tột đỉnh.

Cao trào:

- Nhưng rồi hiểu lầm đã được giải quyết thật tuyệt vời.

Kết thúc:

- Hai người đã hiểu và yêu nhau. A giờ đã trở thành một con người hoàn thiện.

Trên đây là một đường dây ví dụ đơn giản để các bạn mường tượng ra đường dây của một câu chuyện. Các từ giới thiệu, phát triển, cao trào và kết thúc, tôi chỉ viết ra cho các bạn dễ nhận thấy từng phần chứ khi ta xây dựng đường dây thì không cần viết ra. Các bạn nên dùng các gạch đầu dòng để viết đường dây.

• Nội dung câu chuyện:

Chúng ta sẽ dựa trên đường dây đã xây dựng viết lên một nội dung đầy đủ cho cả câu chuyện.

• Xây dựng đường dây, nội dung và định lượng cho từng chương, chap:

Chúng ta sẽ chia nội dung ra từng chương, chap nhỏ và viết đường dây (có thể bỏ qua khâu này), nội dung chi tiết.

Tong mỗi chương, chap phải chứa những tình tiết, tình huống, sự việc hấp dẫn.

Kết thúc một chương, chap thường thì phải là kết thúc một vấn đề hoặc gợi mở ra một vấn đề mới hấp dẫn nhằm thu hút độc giả xem chương, chap tiếp theo.

Thường phần mở đầu câu chuyện chỉ chiếm từ 15 – 45% của tập đầu. Nhưng điều này cũng tùy ý mỗi tác giả, nhưng phần mở đầu không nên dài đến độ phải chuyển qua tập sau.

* Lúc đầu có thể các bạn chưa quen và chia nội dung cho từng chương, chap nhiều, ít chưa đều. Nhưng dần dần các bạn sẽ quen thôi.

3. MỘT SỐ KỈ THUẬT CƠ BẢN:

• Cách mở đầu 1 câu chuyện:

- Cách mở đầu câu chuyện bằng lời tự sự, giới thiệu về hoàn cảnh, mơ ước bản thân của nhân vật chính.

- Hình thức mở đầu như là hồi kí của nhân vật chính, nhân vật song hành, hay của người kể chuyện.


- Hình thức vô thẳng câu chuyện bằng một tình tiết, tình huống và nhân vật chính xuất hiện một cách ấn tượng.

* Còn một vài cách mở đầu câu chuyện khác, các bạn có thể tham khảo qua truyện, phim…

• Cách xây dựng các tình huống, tình tiết phục vụ cho ý đồ của tác giả:

- Các bạn hãy nhớ, các tình huống đan xen lẫn nhau thì tạo nên tình tiết, các tình tiết nối tiếp nhau thì tạo nên những sự kiện và các sự kiện liên kết sẽ tạo nên một câu chuyện.

- Ta dùng các tình huống, hành động của nhân vật để mô tả những ý chính của đường dây câu chuyện và cũng bằng các tình huống ta sẽ liên kết các ý chính của đường dây lại để tạo nên những tình tiết.

VD: Như ta đã có đường dây câu chuyện giữa A và B ở trên. Tôi sẽ viết một chút để các bạn dễ tư duy hơn.

 Ta có A là một học sinh với nhiều tính xấu và là cá biệt trong trường. Các tình huống và hành động của A mô tả ý này sẽ như sau.

Nội dung:

A ngủ dậy muộn giờ học, mẹ cậu ta bực bội tạt nguyên xô nước làm cậu ta tỉnh ngủ.

Cậu thức dậy và lao xe như bay đến trường nhưng không kịp.

Cổng trường đóng, cậu ta ôm cả xe đạp leo tường vào trường nhưng bị giám thị phát hiện và phạt. Ông ta bắt A đội cả chiếc xe đứng trước sân trường trong 1 tiết học.

Nhưng bản tính ranh ma, khi ông giám thị đi, A đã dùng dây treo chiếc xe lên vờ như mình đang đội chiếc xe.

 A và B đã va chạm sinh ra mâu thuẫn và ghét nhau.

Nội dung:

Trong giờ làm kiểm tra 1tiết, A ngồi gần và copy bài của B nhưng B không cho.

Cậu ta đã ghét B và làm đủ trò quậy phá không cho B làm bài.

Nhưng rồi B cũng làm được và cậu ta đã tráo bài của B bằng một hình vẽ tục tĩu làm cô giáo kiểm điểm B.

* Các bạn hãy nhớ, kịch bản là một loại văn bản chỉ dùng hình ảnh và âm thanh (âm thanh và lời thoại) để kể câu chuyện, đó là điều khác biệt với văn chương bình thường.

• Một số hình thức mâu thuẫn, dùng để tạo cao trào trong một câu chuyện:

- Mâu thuẫn thường gặp là mâu thuẫn giữa Thiện và Ác.

- Mâu thuân vì quyền lợi, lợi ích, lí tưởng giữa các nhân vật.

- Mâu thuẫn nội tại, là mâu thuẫn trong bản thân giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân với lương tâm, với chân, thiện, mỹ trong tâm hồn.

- Mâu thuẫn giữa nhân vật với môi trường xung quanh.

* Còn một vài loại mâu thuẫn đặc biệt khác, các bạn hãy tự nghiên cứu và tìm hiểu thêm nhé.

• Một số hình thức giải quyết mâu thuẫn:

- Giải quyết bằng sức mạnh bản thân

- Giải quyết bằng những ý tưởng độc đáo tìm ra được trong quá trình xảy ra xung đột.

- Giải quyết bằng sức mạnh tổng hợp của nhóm nhân vật chính.

- Giải quyết bằng sự bộc phát sức mạnh tiềm ẩn.

* Còn rất nhiều cách giải quyết khác, nhưng các bạn luôn nhớ không được giải quyết mâu thuẫn bằng sự may mắn, bằng những thế lực siêu nhiên, nhất là trong những cao trào.

• Một số hình thức hài trong truyện tranh:

- Hài tình huống, là những tình huống gây cười.

- Hài hành động, là những hành động, động tác gây hài của các nhân vật.

- Hài hình ảnh, là hài do họa sĩ vẽ lúc diễn xuất cho nhân vật.

Ở trên tôi trình bày chỉ là những kiến thức cơ bản và còn chưa đủ nhưng sẽ giúp các bạn có định hướng tìm hiểu và học hỏi. Bởi còn rất nhiều kỉ thuật bổ trợ cho quá trình sáng tác của các bạn. Các bạn nên học hỏi qua truyện, sách, phim ảnh, tài liệu. Các kỉ thuật làm cho tác phẩm của các bạn li kì, hấp dẫn, nhiều bất ngờ và sáng tạo.

4. VIẾT KỊCH BẢN:

Có vài formast dùng để trình bày một kịch bản nhưng tôi sẽ dùng formast này để trình bày, vì đây là formast thường dùng nhất hiện nay.

- Dòng dọc thứ nhất là số trang.

- Dòng 2 là hình ảnh gồm bối cảnh và nhân vật.

- Còn dòng 3 là lời thoại hoặc các âm thanh.

Tôi sẽ viết một đoạn kịch bản dùng nội dung là câu chuyện của A và B mà ta đã có để làm ví dụ.

TT HÌNH ẢNH ÂM – THOẠI
1

Thành phố buổi sáng.
Đồng hồ tường chỉ: 7h30.
Cánh cửa phòng hé mở. Keét!
Một bóng đen với ánh mắt rực lửa ngay khung cửa phòng đã mở. Grừ!!!
Hai tay ôm xô nước.
Ngôi nhà của A vang lên tiếng hét - Á.A.A…
A ngồi chết cứng trên giường, toàn thân ướt đẫm, mẹ của A thì tay vẫn còn cầm xô nước, bà hét nảy lửa vào mặt A - Giờ này mà còn ngủ hả?
- Hôm nào mày cũng đi học muộn, bộ tính lớn lên đi bán vé số sao?
2 Bầu trời vang tiếng hét. - Tránh đường!
- Nước sôi đây! Cho qua đi!
A đạp xe hộc tốc làm người bán hàng rong, bán vé số, chó và mèo nhảy tránh tứ tung. Ai cũng hét chửi. - Á! Giết người.
- Cướp! giựt đồ.
- Gấu!!!
- Méooo…
Bàn đạp xe A loang loáng trên đường.
Khuôn mặt cậu gườm gườm cương nghị, mồ hôi nhễ nhại, tóc tai rối bù. - Hộc… hộc…
Khuôn mặt A há hốc thất vọng, trông rất mắc cười. - A!!!
Xe A thắng quay ngang trước cổng trường đã đóng. - Roet!!!
3 A tức giận nhìn vào sân trường vắng tanh. - Grừ! Mình chạy vậy mà cũng trễ.
- Có khi nào lão giám thị biết mình đi hơi bị trễ mà chơi mình không ta?
Miệng A cười gian manh. - Hè… hè… nhưng không sao, không gì cản trở được A đẹp trai này đâu.
A khiêng nguyên chiếc xe đạp trèo qua bờ tường.
Một bàn chân bước ra.
Hai tay (giám thị) nhịp nhịp cây thước. Off tiếng cười: - Hè… hè…
A ngoái lại há hốc, hoảng sợ. - Á! Chết rồi mẹ ơi!
4 Giám thị đứng uy phong chỉ cây thước hét. - Bắt được mày rồi thằng quỷ sứ!



Ở trên là một đoạn kịch bản có dùng một số thủ thuật biên kịch làm hấp dẫn và hài hước câu chuyện về A.

• Những lưu ý về thủ thuật biên kịch:

- Thường thì đầu một phân đoạn ta sẽ có hình ảnh mô tả bối cảnh hay thời gian, thời tiết mà nhân vật sống trong đó.

Khung 1 của trang 1 và khung 1 của trang 2.

- Khung cuối của những trang lẻ thường là hình ảnh gợi mở, gây tò mò… nhằm thu hút độc giả muốn đọc trang sau.

Khung cuối trang 3 là hình ảnh gợi mở một biến cố làm A sợ hãi.

- Khung cuối của trang lẻ cũng dùng để kết thúc một vấn đề.

Như ta thấy, khung cuối cùng của trang 1 ta có hình ảnh A ngủ dậy muộn và bị tạt nước. Mô tả trọn vẹn nội dung A là người bê tha.

- Dùng những hình ảnh cận cảnh và không rõ để gây bất ngờ cho độc giả.

Hình ảnh ở trang 1: Cánh cửa hé mở, bóng mẹ A, tay cầm xô nước.

- Dùng cảnh nhưng off tiếng của nhân vật, hoặc hình ảnh của nhân vật này nhưng lại off tiếng của nhân vật khác. Thủ thuật này rất có tác dụng gợi mở hoặc những đoạn bình thường không có nội dung đặc biệt, tùy cách sử dụng của tác giả.

Khung 1 của trang 2: Bầu trời vang tiếng hét của A.

Những thủ thuật để viết một kịch bản thì còn rất nhiều, ở trên tôi chỉ trình bày một vài thủ thuật nhưng qua nó các bạn sẽ biết cách để mà tìm hiểu sâu hơn về những thủ thuật này. Và cũng dựa trên nềntảng kịch bản này mà họa sĩ sẽ viết phân cảnh, có nghĩa là chọn góc nhìn, chọn khoảng cách, chọn khung chính, khung đỉnh hay khung phụ và bố cục trên trang truyện.

Nguồn: vncomicfarm



30/11/12, 09:29 pm

Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp  Vide
Aragon
Aragon

Tiểu Yêu

Tài Sản của Aragon
Thông tin thành viên :
Click !


Shop Avatar

Bài gửiTiêu đề: Re: Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp

áh ha ha , đọc xong........có cảm giác từ trước giờ như sinh ra chỉ để vẽ tranh phong cảnh với thiết kế nhà thui guc hok chịu đâu 1tuc



01/12/12, 11:21 am

Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp  Vide
mitxink
mitxink

Quỷ Đại Vương

Tài Sản của mitxink
Thông tin thành viên :
Click !


Shop Avatar

Bài gửiTiêu đề: Re: Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp

:)) vậy thì cố mà phấn đấu đê ,

mi muốn là một họa sĩ vẽ truyện hay một tác giả sáng tác cốt truyện hay cả 2 ?



01/12/12, 01:07 pm

Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp  Vide
Myst Vearn
Myst Vearn

Tiểu Yêu

Tài Sản của Myst Vearn
Thông tin thành viên :
Click !


Shop Avatar

Bài gửiTiêu đề: Re: Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp

đọc xong cảm thấy trước đây mình đã learnt được phần đầu và cuối của bài viết này , còn đoạn giữa thì mơ hồ .



01/12/12, 01:20 pm

Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp  Vide
thanhloan
thanhloan

Tiểu Yêu

Tài Sản của thanhloan
Thông tin thành viên :
Click !


Shop Avatar

Bài gửiTiêu đề: Re: Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp

.....................mot the gioi hoan toan...xa la..............



01/12/12, 01:22 pm

Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp  Vide
mitxink
mitxink

Quỷ Đại Vương

Tài Sản của mitxink
Thông tin thành viên :
Click !


Shop Avatar

Bài gửiTiêu đề: Re: Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp

nếu chị mún làm họa sĩ cuyên nghiệp thì nên làm quen với mấy cái này



01/12/12, 01:27 pm

Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp  Vide
Myst Vearn
Myst Vearn

Tiểu Yêu

Tài Sản của Myst Vearn
Thông tin thành viên :
Click !


Shop Avatar

Bài gửiTiêu đề: Re: Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp

chắc mụ nào giờ toàn vẽ tranh không cho nên thấy xa lạ chớ giề ?
cứ vẽ thử 1 truyện thì thấy sẽ rất là quen , đôi khi.... các nguyên tắc rắc rối đó lại xuất phát từ những cảm giác tự nhiên của con người .



01/12/12, 04:32 pm

Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp  Vide
Má Mì Tú Tuyết
Má Mì Tú Tuyết

Tiểu Lâu La

Tài Sản của Má Mì Tú Tuyết
Thông tin thành viên :
Click !


Shop Avatar

Bài gửiTiêu đề: Re: Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp

Dài quá, với là từ vncomicfarm nên không đọc nhieuchuyen
Member ở đó cái gì cũng nói được cuoito theo tư tưởng của họ thì thành cái gì đó chứ không phải thành họa sĩ đâu cuoito
Vào ủng hộ Mit thôi 1tam



Sponsored content


Tài Sản của Sponsored content

Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp  Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp



Để trở thành một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Demon Kingdom - Manga world :: Trường ma :: Tư liệu-